Cao huyết áp là một bệnh vô cùng phổ biến trong xã hội hiện nay, là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ hoặc có thể dẫn đến tử vong. Do đó, chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng cho người cao huyết áp là mối quan tâm hàng đầu, đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng của bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân cao huyết áp trong bài viết dưới đây!
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Dinh dưỡng là gốc rễ của mọi vấn đề, vừa là nguyên nhân vừa là biện pháp hỗ trợ điều trị các bệnh lý vô cùng hiệu quả. Và các bệnh nhân cao huyết áp cũng không phải là một ngoại lệ.
Đối với người bệnh cao huyết áp, vấn đề dinh dưỡng cốt lõi là bổ sung những thực phẩm chứa nhiều magie, kali và canxi, protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cao huyết áp nên giảm các thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều muối, đặc biệt hạn chế những đồ uống có cồn và hút thuốc lá.
Việc kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng được xem là điều kiện vàng để các bệnh nhân cao huyết áp có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Top 6 loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
Rau củ và các loại rau lá xanh

Trong các loại rau lá xanh có chứa rất nhiều kali, magie và chất xơ. Hàm lượng kali cao trong rau lá xanh giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, đồng thời đào thải natri ở thận qua đường nước tiểu, giúp hạ huyết áp.
Ngoài cách chế biến rau xào hay luộc như truyền thống, bạn có thể sử dụng các loại rau lá xanh làm sinh tố hay nước ép đều đem lại hiệu quả tốt cho cơ thể. Các loại rau lá xanh có thể kể đến như:
- Các loại rau cải lá xanh: cải bó xôi (cải chân vịt), cải ngọt, cải ngọt, cải ngồng,….
- Bông cải xanh (súp lơ)
- Cần tây
- Rau má
- Diếp cá
- Xà lách
- Đậu bắp
- Bắp cải, cải thảo
- Củ cải
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần kết hợp ăn thêm các loại rau củ màu sắc khác nhau để bữa ăn phong phú, ngon miệng hơn cũng như bổ sung nhiều vitamin hơn như bí ngô, bí xanh, khoai lang, khoai tây, cà rốt, ớt chuông, cà chua, củ cải….
Trái cây
Cũng như rau củ, các loại trái cây có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm giảm huyết áp như kali, magie và chất xơ. Ngoài ra, các loại quả mọng còn chứa nhiều flavonoids – một loại hợp chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể.
Tuy nhiên một số loại trái cây có hàm lượng đường cao, sử dụng nhiều có thể gây nóng trong người và ảnh hưởng đường huyết như vải, mận, mít, sầu riêng,… nên hãy hạn chế sử dụng các loại trái cây này.
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bệnh nhân cao huyết áp nên chọn sử dụng các loại trái cây có múi, mọng nước và ngọt vừa phải như:
- Táo
- Chuối
- Bơ
- Dâu tây
- Lê
- Roi
- Quả có múi: cam, quýt, bưởi,…
- Họ dưa: dưa hấu, dưa leo, dưa lê, dưa gang,…
Các loại hạt
Các loại hạt chứa ít muối, hàm lượng magie, kali và khoáng chất lớn giúp giảm áp lực cho mạch máu và điều chỉnh làm hạ huyết áp. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất xơ, chất béo tốt và các hợp chất tự nhiên chống oxy hóa giúp giảm cholesterol, nâng cao sức khỏe tim mạch.
Các loại hạt người cao huyết áp nên sử dụng thường xuyên:
- Hạnh nhân
- Bí ngô
- Dẻ cười
- Hạt điều
- Hạt chia
- Hạt hướng dương
- Hạt óc chó
- Đậu đen
- Đậu đỏ
- Đậu lăng
Các loại ngũ cốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt cung cấp tinh bột tốt cho sức khỏe. Các loại ngũ cốc này thường có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin (đặc biệt là vitamin B), các loại khoáng chất như kẽm, sắt, magie và các hợp chất tự nhiên chống oxy hóa.
Các loại ngũ cốc được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tốt cho tim mạch, giảm cholesterol, giảm tiểu đường, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa ung thư.
Thực phẩm chúng ta vẫn hay sử dụng như bánh mì, cơm, mì, bún được làm từ các loại tinh bột tinh chế, nay đã có thể sử dụng dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt hay nguyên cám như:
- Gạo lứt
- Yến mạch
- Bánh mì nguyên cám
- Khác: các sản phẩm như bún, mì, bánh quy từ gạo lứt, yến mạch, bột nguyên cám,…
Sữa và các chế phẩm từ sữa ít béo
Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo là nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, vitamin D, protein mà không có thêm chất béo xấu. Canxi giúp điều hòa huyết áp, ngoài ra còn tốt cho sức khỏe của xương khớp.
Một số sản phẩm từ sữa ít béo mà bạn nên cân nhắc sử dụng:
- Sữa từ các loại hạt
- Phô mai
- Sữa chua ít hoặc không đường
- Sữa chua Hy Lạp
- …..
Để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhất, bạn có thể kết hợp các sản phẩm từ sữa với trái cây, ngũ cốc hoặc các loại hạt sẽ ngon và dễ ăn hơn.
Các loại thảo mộc và gia vị
Chúng ta thường sử dụng các loại thảo mộc và gia vị với mục đích giúp tăng hương vị đậm đà cho món ăn. Tuy nhiên những gia vị này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời hơn bạn nghĩ nhiều và có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh.
Các loại gia vị và thảo mộc hầu hết thường có mùi vị mạnh, chúng giúp hạ huyết áp bằng cách thư giãn, thúc đẩy tuần hoàn mạch máu. Một số loại được chứng minh có khả năng hạ huyết áp như:
- Hành khô, hành tím: loại bỏ cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cao huyết áp.
- Gừng: kích thích tuần hoàn máu, làm ấm, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực
- Tỏi ta: giảm cholesterol, thư giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Khác: ngò, nghệ tây, sả, cần tây, quế, húng quế,…
Cao huyết áp là kẻ giết người thầm lặng và có thể gây biến chứng nghiêm trọng về tim mạch cho người bệnh. Cao huyết áp thường kéo dài suốt đời. Một chế độ ăn uống lành mạnh là biện pháp bảo vệ hàng đầu và hiệu quả để ngăn ngừa cao huyết áp. Vì vậy cùng với những thay đổi thói quen, xây dựng lối sống lành mạnh, hãy lựa chọn phù hợp, áp dụng một chế độ ăn uống khoa học để giúp bạn điều chỉnh huyết áp cơ thể và nuôi dưỡng một trái tim khỏe mạnh.
Xem thêm: Natto – siêu thực phẩm tốt cho tim mạch