6 cách trị rối loạn tăng động giảm chú ý đơn giản & hiệu quả

0
1616
6 cách trị rối loạn tăng động giảm chú ý đơn giản và hiệu quả
6 cách trị rối loạn tăng động giảm chú ý đơn giản và hiệu quả

ADHD – Rối loạn tăng động giảm chú ý là tình trạng rối loạn có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nó hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về liệu pháp điều trị bằng thuốc. Nhưng không cần quá lo lắng, bởi bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn các cách trị rối loạn tăng động giảm chú ý đơn giản ngay và hiệu quả ngay tại nhà.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

ADHD Rối loạn tăng động giảm chú ý là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh, với các triệu chứng đặc trưng: sự không chú ý, hiếu động quá mức so với tuổi thật.

Người mắc ADHD có thể có những biểu hiện sau: khó tập trung, dễ bị phân tâm, dễ mất hứng thú với việc đang làm, khó khăn khi tổ chức hoặc hoàn thành bài tập, dự án, khó khăn khi làm theo hướng dẫn, thiếu kiên nhẫn, khó có thể đứng yên một chỗ hay ngồi im… Ở người lớn ngoài các chứng trên thì còn dễ bị tức giận, nóng nảy, tâm trạng thất thường. 

Cho đến nay, có nhiều thuốc để điều trị ADHD, tuy nhiên không phải lúc nào thuốc cũng có hiệu quả, thậm chí thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn giấc ngủ, chán ăn, thay đổi tâm trạng, suy nghĩ, ảnh hưởng chức năng tim,… Vì thế, áp dụng các biện pháp tự nhiên cải thiện chứng tăng động trước khi bắt đầu điều trị thuốc sẽ đem lại nhiều an toàn hơn.

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

6 cách trị rối loạn tăng động giảm chú ý đơn giản ngay tại nhà

Dùng thảo dược tự nhiên

Người mắc ADHD nên sử dụng các thảo dược thiên nhiên có tác dụng an thần, thư giãn thần kinh hay bổ não như: Câu đằng, Bạch quả, Rau đắng biển, An tức hương, Bạc hà mèo, Nhân sâm, Tía tô đất,…để giúp giảm nhiều triệu chứng rối loạn.

  • Câu đằng: trong y học cổ truyền, đây là một vị thuốc dành cho những bệnh động kinh. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy Câu đằng giúp kiểm soát các chứng rối loạn tăng động, động kinh nhờ tác dụng an thần, giảm kích thích, tăng khả năng tập trung ở người bệnh.
  • Bạch quả: nhiều thành phần hoạt chất trong lá bạch quả có công dụng chống oxy hoá, từ đó làm giảm các tổn thương tế bào não, cải thiện dẫn truyền thần kinh, cũng giúp tăng sự tập trung. Với trẻ em, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bạch quả.
  • Rau đắng biển: là thảo dược giúp bảo vệ tế bào não, tăng dẫn truyền xung động thần kinh. Rau có thể ăn sống hoặc luộc, xào lên, cũng có thể dùng tinh dầu mát xa da đầu trước khi ngủ, giúp hỗ trợ cải thiện nhiều triệu chứng của ADHD.
  • Tía tô đất: lá tía tô đất được sử dụng để cải thiện sự tập trung ở người bị ADHD, bởi nó giúp thư giãn thần kinh, làm giảm sự căng thẳng. Với cách dùng khá đơn giản, chỉ cần lấy vài lá tía tô đất, ngâm 15 phút trong cốc nước sôi, chắt lấy phần nước, để nguội rồi có thể bỏ thêm mật ong cho dễ uống.

Lưu ý khi sử dụng thảo dược tuy an toàn hơn, nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước, để tránh các tương tác với thuốc mà người bệnh đang dùng cùng, làm giảm hiệu quả của cả hai, hoặc gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm thảo dược trị tăng động giảm chú ý TẠI ĐÂY

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Người mắc ADHD hàng ngày cần được bổ sung các chất sau: dầu cá giàu omega-3 (1000mg/ngày), vitamin B (B6) (50mg/ngày), các khoáng chất: calci, magie, kẽm; lợi khuẩn probiotic (25-50 tỷ đơn vị/ngày), GABA (250mg hai lần/ngày), melatonin,… các chất trên được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho người bị ADHD như: tăng cường chức năng não, giảm các triệu chứng, cải thiện học tập và làm việc, hỗ trợ đường tiêu hoá của bệnh nhân ADHD khoẻ mạnh hơn và cải thiện giấc ngủ.
  • Chế độ ăn uống: một chế độ ăn lành mạnh, với ngũ cốc nguyên hạt, nhiều rau xanh và trái cây tươi, sẽ có lợi cho cả người trưởng thành và trẻ nhỏ mắc ADHD. Nên ăn các loại thịt bò, cá hồi, cá ngừ, để bổ sung omega – 3, vitamin B qua thức ăn. Thực phẩm chưa qua chế biến, không chất phụ gia đặc biệt tốt cho người bị ADHD, bởi nhiều chất bảo quản, phụ gia làm ngọt, phẩm màu trong các thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm ảnh hưởng xấu tới bệnh.
  • Các thực phẩm cần tránh:
    • Đồ ngọt: kẹo, bánh ngọt, soda, nước ép,… nhiều đường, bởi đường là một trong những yếu tố chính kích thích bệnh nhân ADHD.
    • Thực phẩm giàu gluten như như lúa mì, các sản phẩm làm từ lúa mì: bánh mì, mì ống, ngũ cốc lúa mì,… bởi nhiều trẻ em mắc ADHD đã có tình trạng tệ hơn khi ăn các loại thức ăn này.
    • Sữa bò: chứa nhiều casein A1, gây hiện tượng như gluten, vì vậy nên tránh uống sữa bò, có thể sử dụng sữa dê thay thế.
    • Cà phê: cà phê có thể gây ra sự căng thẳng, lo âu, cảm giác mất mát, làm nặng hơn các triệu chứng của ADHD
    • Các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp không chỉ có nhiều chất phụ gia có hại, mà có thể chứa nitrit, HVP,…gây nhịp tim nhanh, khó thở, bồn chồn.

Ngoài ra, cần đặc biệt tránh các tác nhân gây kích ứng, đồ ăn gây dị ứng với từng cá nhân. Đậu nành, đậu phộng, các loại hạt, trứng, tôm, cua,…là những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ở nhiều người.

Thực phẩm người bị tăng động giảm chú ý không nên ăn
Thực phẩm người bị tăng động giảm chú ý không nên ăn

Thay đổi không gian sống

  • Sắp xếp nhà ở gọn gàng, đặc biệt trong phòng riêng thì nên bày trí đơn giản, ít đồ vật dư thừa bởi chúng có thể khiến người bệnh phân tâm, khó chú ý vào việc đang làm. Tương tự vậy, cần tránh những nơi nhiều tiếng ồn, nên tắt các âm thanh ở điện thoại, TV giúp cho người bị ADHD tập trung hơn.
  • Lựa chọn vị trí học tập, làm việc nơi yên tĩnh, ít tiếp xúc với nhiều người.
  • Sử dụng tinh dầu trong phòng, như tinh dầu hoa oải hương, hương thảo được cho rằng có thể giúp thư giãn và làm giảm tình trạng ADHD. Trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ, về nồng độ tinh dầu, cần chú ý không bôi tinh dầu lên da, không uống để tránh kích ứng.

Thay đổi lối sống

  • Sinh hoạt theo trật tự: một thời gian biểu cụ thể, lặp lại để không khiến người bệnh lo lắng, mất bình tĩnh khi có những sự việc bất thường phát sinh. Ở người lớn, nên tự lập một kế hoạch phù hợp, bằng các ứng dụng thông minh có thể nhắc nhở tự động, với các thao tác đơn giản.
  • Tập thể dục thường xuyên, giúp giảm căng thẳng, tăng sự dẻo dai, nâng cao sức khoẻ. Cha mẹ và con cái có thể cùng nhau tập, thiền, những bài tập cơ bản của yoga giúp người bệnh cải thiện sự tập trung, điều chỉnh và kiểm soát được hành vi của bản thân. Nên tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên, các hoạt động ngoài trời giúp cân bằng hormone, phát triển hệ thể chất, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi tập luyện, tránh để bị mệt mỏi quá sức, vì sẽ khiến bệnh nhân khó kiểm soát bản thân hơn.
  • Ngủ đủ giấc: thiếu ngủ có thể là yếu tố khởi phát bệnh hoặc tăng mức độ nặng của bệnh ADHD, gây ra tình trạng thiếu oxy não, mất tập trung, học tập làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng hoạt động giao tiếp hàng ngày. Nếu người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, hay thức giấc trong đêm thì có thể bố trí ánh sáng dịu nhẹ, không gian an tĩnh, các biện pháp thư giãn hoặc sử dụng melatonin giúp dễ ngủ hơn. Tạo thói quen đi ngủ và thức giấc đúng giờ, với người lớn thì nên tắt điện thoại 45 phút trước giờ đi ngủ.
  • Tránh thở bằng miệng: thở bằng mũi để ít gặp các rối loạn giấc ngủ hơn, giảm mệt mỏi hơn khi thở bằng miệng, hơn nữa thở bằng miệng sẽ khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường hô hấp.

 Với trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là một đối tượng đặc biệt và nhạy cảm hơn, cần có biện pháp riêng để điều trị chứng ADHD. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng giúp bé cải thiện triệu chứng. Sau đây là một số biện pháp mà phụ huynh nên nắm được:

Thể hiện tình cảm

Nên khen ngợi trẻ thường xuyên khi bé hoàn thành được các hoạt động đơn giản. Điều cần thiết nhất khi điều trị cho trẻ nhỏ mắc ADHD là cần phải trấn an rằng bé không phải một đứa trẻ xấu. Bởi khi bạn càng phản ứng mạnh với các hành vi tiêu cực của trẻ, chứng ADHD của chúng có thể nặng hơn. Cần cư xử dịu dàng với bé, hướng dẫn nhẹ nhàng, ngắn gọn cho trẻ dễ hiểu, không nên trách phạt bé quá nghiêm khắc.

Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện và khen thưởng bé

Dạy trẻ kỹ năng mới: vẽ tranh, cách tự sắp xếp tủ quần áo, đồ chơi của mình, cách sử dụng thời gian biểu, lời nhắc, làm những món ăn đơn giản, thú vị, để trẻ thực hiện được nhiều hoạt động dễ dàng hơn, tạo cơ hội cho lời khen, giúp bé thấy phấn khích, vui vẻ và tập trung hơn vào hoạt động đang làm.

Đọc thêm: [MỚI NHẤT] 10 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả

ADHD là một căn bệnh khó điều trị, cần thời gian dài, cần sự kết hợp của nhiều biện pháp, của cha mẹ, người thân xung quanh. Khi thực hiện những biện pháp tự nhiên cần sự kiên trì, đều đặn, để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Hy vọng qua bài viết này, người đọc đã nắm được nhiều thông tin hữu ích để cải thiện chứng ADHD.

Bài trướcThoái hóa điểm vàng ở người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách ngăn ngừa hiệu quả
Bài tiếp theoThoái hóa điểm vàng thể ướt – Triệu chứng và điều trị

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây