Nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý là một hành trình gian nan đầy vất vả. Nhưng quá trình gian nan ấy sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn rất nhiều nếu bạn tìm được giải pháp phù hợp. Dưới đây là 10 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hữu ích nhất dành cho các bậc phụ huynh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
10 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý bố mẹ không nên bỏ qua
Nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý khó khăn hơn rất nhiều so với nuôi dạy một đứa trẻ bình thường. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn sẽ có những cách tiếp cận khác nhau. Và giáo dục sửa đổi hành vi của con bạn là bước đầu tiên mà bất cứ cha mẹ nào có con tăng động giảm chú ý cũng cần làm.
10 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích với bạn và gia đình. Cùng theo dõi ngay nhé!
Xây dựng thói quen cho trẻ
Theo tạp chí Tâm lý học gia đình, một nghiên cứu đã cho thấy trẻ nhỏ sẽ ít gặp các vấn đề về hành vi nếu được cha mẹ xây dựng một thói quen hay thời gian biểu hàng ngày. Khi có một thời gian biểu khoa học, mọi hành động được thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ giúp trẻ khắc phục được tình trạng hỗn loạn và thiếu tổ chức.
Bạn có thể thiết lập các thói quen xung quanh bữa ăn, làm bài tập về nhà, giờ chơi và giờ đi ngủ. Hay những công việc đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như để con bạn tự mặc quần áo để chuẩn bị đi học…
Tích cực trò chuyện và vui chơi cùng trẻ
Đây là một trong những cách không thể thiếu trong quá trình dạy trẻ tăng động giảm chú ý. Bố mẹ hãy thường xuyên kể những câu chuyện, đọc sách cho con nghe, hay cùng con chơi những trò chơi như đá bóng, cờ vua…
Qua những câu chuyện hay trò chơi, trẻ sẽ học được các kỹ năng xử lý tình huống, rèn luyện khả năng tư duy, sự kiên nhẫn và gia tăng gắn kết tình cảm với bố mẹ.

Thường xuyên dành cho trẻ những lời khen ngợi
Một trong những cách dạy con quan trọng không kém đó là dành cho con những lời khen ngợi và khích lệ. Hãy luôn khen ngợi hành vi tốt của con bạn để chúng biết khi nào chúng đã làm đúng. Cha mẹ nên khích lệ những hành động tốt của con bằng những lời khen như: “Con mẹ giỏi lắm”, “Con đã làm rất tốt”, “Bố mẹ rất tự hào về con”, “Hôm nay con đã làm hết bài tập ở trường, con giỏi lắm”… Ngoài ra, bạn cũng có thể tặng quà nhỏ như một món đồ chơi hay một buổi đi chơi để khích lệ con.
Đừng quên kỉ luật những hành vi tiêu cực của trẻ
Bên cạnh việc khen ngợi thì bạn cũng đừng quên đưa ra kỷ luật cho những hành vi tiêu cực của trẻ để trẻ nhận ra lỗi lầm và không mắc lại lỗi tương tự. Tuy nhiên, cần phê bình một cách hợp lý để không làm trẻ bị tổn thương. Bạn không nên đánh đòn hay la mắng con mà thay vào đó là những hình phạt như không cho con chơi trò chơi, không cho xem tivi… Hình phạt cần cụ thể và thực hiện ngay lúc đó chứ không nên dọa nạt bằng những lời nói chung chung.
Phối hợp với nhà trường trong giáo dục trẻ tăng động
Đây cũng là biện pháp rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ tăng động. Trao đổi giữa phụ huynh và thầy cô về những vấn đề mà con đang gặp phải sẽ giúp cả hai phía tìm ra giải pháp tốt nhất.
Các giải pháp có thể đề xuất với nhà trường như:
- Tổ chức quy tắc lớp học rõ ràng và cụ thể để trẻ dễ dàng thực hiện theo
- Thầy cô thường xuyên theo dõi và nhắc nhở trẻ ghi chép bài đầy đủ
- Không áp dụng hình phạt quá nghiêm khắc khi trẻ phạm lỗi mà cần nhẹ nhàng phân tích lỗi sai
- Tổ chức các hoạt động tập thể để tăng giao lưu và kết nối với các bạn trong lớp
- Nhờ thầy cô xếp trẻ ngồi ở vị trí yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để trẻ tập trung học tập, tránh bị phân tâm
- Khen ngợi trẻ trước lớp khi trẻ làm đúng bài tập, khi không vi phạm nội quy lớp học…

Khơi gợi hứng thú học tập cho trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý thường không tập trung khi ngồi học, nói trước quên sau, không thể ghi nhớ những lời cha mẹ vừa dạy. Đối mặt với vấn đề này, nhiều cha mẹ chưa có cách xử lý phù hợp nên thường bắt ép con ngồi học. Điều này không những không mang lại hiệu quả gì mà còn gây khó chịu cho trẻ, khiến trẻ bất mãn với cha mẹ.
Vậy điều cha mẹ cần làm là phải khơi gợi hứng thú học tập cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như:
- Dạy con tính toán hay tập đếm bằng ngón tay, ngón chân, bằng xúc xắc, hay bằng que tính ngộ nghĩnh…
- Đơn giản hóa kiến thức bằng những hình vẽ hay bằng động tác
- Đặt cho trẻ những câu hỏi để thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, ví dụ như: “Con có biết tiếp theo bạn A sẽ làm gì không?”, “Nếu con là B con sẽ làm thế nào?”…
- Cho trẻ nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút học bài

Chia nhỏ các nhiệm vụ
Trẻ tăng động giảm chú ý thường rất khó tập trung trong một thời gian dài để hoàn thành một nhiệm vụ lớn. Thay vào đó, bạn hãy chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước nhỏ và cụ thể để trẻ có thể dễ dang thực hiện và hoàn thành. Sau đó, hãy dành cho trẻ thời gian thư giãn rồi mới tiếp tục hoàn thành các bước tiếp theo.
Hãy sử dụng một cuốn lịch treo tường lớn hoặc lịch để bàn để nhắc nhở trẻ về nhiệm vụ của chúng. Chi nhỏ cụ thể thứ tự bài tập mà trẻ phải làm với những mã màu bắt mắt, như vậy vừa giảm được sự chán nản mà còn giúp con bạn không bị choáng ngợp với các công việc hàng ngày và bài tập ở trường. Ngay cả các thói quen buổi sáng cũng nên được chia nhỏ thành các công việc riêng biệt.
Khuyến khích tập thể dục
Hoạt động thể chất đốt cháy năng lượng dư thừa một cách lành mạnh. Nó cũng giúp trẻ tập trung sự chú ý của chúng vào các hoạt động cụ thể. Điều này có thể làm giảm tính bốc đồng của trẻ. Tập thể dục còn giúp cải thiện khả năng tập trung, giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng, đồng thời kích thích não bộ hoạt động một cách khỏe mạnh. Hãy luôn ủng hộ các hoạt động của trẻ ở trường và khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao ở trường như: bóng đá, bóng rổ, bơi lội…
Điều chỉnh giấc ngủ
Giấc ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng của trẻ tăng động. Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chú ý, hiếu động thái quá và thiếu thận trọng của trẻ. Vì vậy, giúp con bạn có giấc ngủ ngon hơn là điều vô cùng quan trọng. Để giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn, hãy loại bỏ các chất kích thích như đường và caffein, giảm thời gian xem tivi, điện thoại. Đồng thời thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ và những hoạt động nhẹ nhàng, lành mạnh trước khi đi ngủ.
Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, máy tính, ti vi hàng ngày
Trẻ tăng động giảm chú ý thường thích tiếp cận với những thứ dễ gây xao nhãng như: Ti vi, trò chơi điện tử, điện thoại và máy tính. Những thiết bị này có thể làm tăng hành vi bốc đồng, hiếu động quá mức của trẻ. Vì vậy, hãy giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và tăng thời gian vui chơi với các hoạt động bên ngoài cùng gia đình, con bạn sẽ có những cải thiện tốt hơn.
Ngoài những phương pháp trên, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý có nguồn gốc từ thảo dược. Như vậy vừa giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh của trẻ mà lại an toàn lành tính, không gây tác dụng phụ như thuốc tây y. Nổi tiếng nhất trên thị trường có sản phẩm Egaruta, đây là sản phẩm được rất nhiều phụ huynh sử dụng cho con của họ.
Xem thêm thông tin về Cốm Egaruta cho trẻ tăng động.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cho các bậc phụ huynh. Từ đó có phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất!
Có thể bạn quan tâm: